Tiêu chuẩn bu lông cường độ cao

Bu lông là một linh kiện hoàn toàn không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ứng dụng của bu lông rất phong phú từ những chiếc xe đạp, ô tô, xe máy, máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại phức tạp hay đến những công trình lớn chọc trời đều không thể hoạt động nếu thiếu bu lông liên kết. Và một trong những sản phẩm bu lông có ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống ngày nay chính là bu lông cường độ cao. Hôm nay, bạn hãy cùng Thọ An tìm hiểu về các Tiêu chuẩn bu lông cường độ cao nhé!

1. Thông số kích thước

Cấu tạo và kích thước của bu lông phải tương ứng với chỉ dẫn trong hình 1 và bảng 1, của đai ốc theo hình 2 và bảng 2, của vòng đệm theo hình 3 và bảng 3.

Hình 1: Bu lông cường độ cao

Đường kính danh nghĩa của ren bulông d, mm 18 20 22 24
Bước ren 2.5 2.5 2.5 3
Đường kính thân bulông d, mm 18 20 22 24
Kính thước miệng chưa vặn S, mm 30 32 36 41
Chiều cao đầu bulông H, mm 13 14 15 17
Đường kính vòng tròn ngoại tiếp D, không nhỏ hơn mm 33.3 35 39.6 45.2
Bán kính góc lượn ở đầu bulông r từ 1.5 đến 2 từ 2.5 đến 3

Bảng 1: Kích thước cơ bản của bu lông

Hình 2: Đai ốc cường độ cao

Đường kính danh nghĩa của ren đai ốc d, mm 18 20 22 24
Bước ren, mm 2.5 2.5 2.5 3
Chiều cao H, mm 16 18 19 22
Kính thước miệng chưa vặn S, mm 30 32 36 41
Đường kính vòng tròn ngoại tiếp D, không nhỏ hơn, mm 33.3 35 39.6 45.2

Bảng 2: Kích thước cơ bản của đai ốc

Hình 3: Vòng đệm

Đường kính danh nghĩa của ren bulông 18 20 22 24
Đường kính ngoài D, mm 39 44 50 56
Đường kính trong d, mm 20 22 24 26
Chiều dày S, mm 4 4 6 6
Lượng vải C, mm 1.5 1.5 2.5 2.5

Bảng 3: Kích thước cơ bản của vòng đệm

Chiều dài đoạn cắt ren Lo trên bu lông phụ thuộc vào chiều dài L và đường kính d của bu lông theo bảng 4:

Chiều dài đoạn cắt ren Lo
Đường kính bu lông 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 105 110 115 120 130 140 150 160 trở lên
18 x 42 46
20 x 46 52
22 x 50 58
24 x 54 60

Bảng 4: Chiều dài đoạn cắt ren Lo

Ghi chú: Những bu lông đánh dấu x có ren trên toàn bộ chiều dài

2. Các yêu cầu kỹ thuật

– Bu lông cường độ cao (bao gồm đai ốc, vòng đệm) có đường kính ren từ 18mm đến 24mm thường dùng để liên kết trong kết cấu nhịp dầm cầu thép.

Vật liệu để chế tạo bu lông là thép 40Cr, đai ốc là 40Cr hoặc C45

Vòng đệm là thép cacbon CT5, C35, C45 hoặc thép 40Cr.

 Tính chất cơ học của bu lông, đai ốc và vòng đệm quy định như sau:

+ Đối với bu lông:

  • Giới hạn bền: 110kG/mm2  – 130kG/mm2
  • Độ cứng đạt 325 – 388 HB (35 – 41 HRC)
  • Độ thắt tương đối φ% không nhỏ hơn 35.
  • Độ dãn dài tương đối % không nhỏ hơn 8
  • Độ dai va đập aL KG/cm2 không nhỏ hơn 5

+ Đối với đai ốc:

  • Giới hạn bền không nhỏ hơn 110 Kg/mm(khi thử cùng với bu lông )
  • Độ cứng đạt: 283 – 341 HB (30 – 37 HRC)

+ Đối với vòng đệm: Độ cứng phải đạt 283 – 426 HB (30 – 45 HRC)

Cấp chính xác mối ghép ren của bu lông và đai ốc cho phép là 7H/8g theo TCVN 1917-76.

Sai lệch về kích thước hình học của bu lông phải tuân theo TCVN 1889-76, của đai ốc theo TCVN 1898-76 và của ren theo TCVN 2248-77.

Cho phép tăng cường đường kính của thân bu lông đến 0,25 mm của đoạn thân không có ren so với kích thước danh nghĩa, trên chiều dài 20 mm tính từ mặt tựa của mũ bu lông.

Độ không vuông góc giữa mặt tựa mũ bu lông đối với đường tâm của thân bu lông không vượt quá 1o

Độ nhám bề mặt của ren trên bu lông và đai ốc RZ không lớn hơn 20 theo TCVN 2511-78

 Khi chế tạo bulông và đai ốc:

+ Không cho phép có nứt ren và tróc ren ở bề mặt nếu chiều sâu khuyết tật này vượt ra ngoài giới hạn đường kính trung bình của ren hoặc chiều dài của chúng lớn hơn 1/4 chiều dài của một vòng ren.

+ Không cho phép có rìa thừa ở mặt tựa mũ bulông.

Bu lông, đai ốc, vòng đệm khi lắp trọn bộ (1 bu lông, 1 đai ốc và 2 vòng đệm) phải đảm bảo có hệ số mômen xiết trong phạm vi không lớn hơn 0,20 và không nhỏ hơn 0,14 với giá trị hệ số mômen xiết trung bình K =0,17 với độ phân tán 5%.

 

Sản phẩm mua nhiều